Nhảy đến nội dung
x

Chương trình tiêu chuẩn

Chuẩn đầu ra ngành Tài chính – Ngân hàng

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

(FINANCE AND BANKING)

MÃ NGÀNH: 7340201

 

1. Tên trường (Awarding Institution): Đại học Tôn Đức Thắng

2. Tên ngành (Name of programme):

- Tên ngành tiếng Việt: Tài chính ngân hàng

- Tên ngành tiếng Anh: Finance and banking

3. Mã ngành (Programme code): 7340201

4. Văn bằng (Training degree): Cử nhân

5. Hình thức đào tạo (Mode of study): Chính quy

6. Thời gian đào tạo (Training time): 4 năm (ví dụ: đúng tiến độ là 4 năm, tối đa là 7 năm)

7. Đối trượng tuyển sinh, đào tạo

Thí sinh tham gia xét tuyển vào ngành Tài chính Ngân hàng thuộc Khoa tài chính Ngân hàng là những thí sinh có đam mê nghề nghiệp về lĩnh vực tài chính ngân hàng. Để xét tuyển vào Ngành Tài chính ngân hàng, học sinh phải hội đủ các điều kiện như đã đủ điểm tốt nghiệp Phổ Thông Trung học và đủ các điều kiện xét tuyển theo yêu cầu của Trường Đại Học Tôn Đức Thắng (TDTU).

8. Mục tiêu đào tạo (Programme objectives)

- Sinh viên được trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội, nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của một người lao động chuyên nghiệp trong môi trường kinh tế hiện đại. - Sinh viên nắm vững các kiến thức chuyên ngành và nâng cao nhằm vận dụng kiến thức để nghiên cứu, phân tích, hoạch định, giải quyết vấn đề, ra quyết định phục vụ cho công việc tác nghiệp, lãnh đạo, quản lý hiệu quả trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng;

- Sinh viên có kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm để trở thành lực lượng nòng cốt trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng đáp ứng nhu cầu hội nhập và quốc tế hóa;

- Sinh viên có kiến thức nền tảng về nghiên cứu khoa học tạo điều kiện để sinh viên tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực tài chính – ngân hàng;

- Sinh viên có ý thức học tập, nâng cao kiến thức theo tinh thần học tập suốt đời, có tư duy độc lập sáng tạo, có phẩm chất đạo đức nhằm cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

9. Chuẩn đầu ra mong đợi (Expected learning outcomes)

Kiến thức chung (General Knowledge)

- Áp dụng một cách hệ thống kiến thức về ngoại ngữ, tin học, toán học và kiến thức xã hội phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tác nghiệp trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng;

- Nắm rõ một cách hệ thống các kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, định hướng nghề nghiệp phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và tác nghiệp trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng;

Kiến thức chuyên môn (Professional Knowledge)

- Áp dụng các kiến thức chuyên ngành liên quan đến tài chính doanh nghiệp (lập kế hoạch tài chính, định giá doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp, quản trị rủi ro tài chính)

- Áp dụng các kiến thức chuyên ngành liên quan đến tài chính ngân hàng (Huy động và sử dụng nguồn, quản trị tín dụng, nghiệp vụ thanh toán, đầu tư tài chính)

- Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu khoa học trong tài chính phù hợp để thực hiện các đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế tài chính.

Kỹ năng chuyên môn (Professional Skills)

- Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp phục vụ cho việc đưa ra các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối

- Lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp để đưa ra phương hướng hoạt động kinh doanh, làm cơ sở cho đánh giá hiệu quả tài chính.

- Phát hiện và đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro tài chính tại doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.

- Thẩm định giá trị tài sản, giá trị chứng khoán, giá trị dự án đầu tư, giá trị doanh nghiệp.

- Phát triển khả năng tìm kiếm, thu thập dữ liệu và sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu để hoàn thành các đề tài khoa học được đăng trên các kỷ yếu, tạp chí trong và ngoài nước.

Kỹ năng chung (General skills)

Có khả năng làm việc nhóm và khả năng phản biện vấn đề; giao tiếp hiệu quả thông qua viết, trình bày, thảo luận và sử dụng Tiếng Anh tốt trong tài chính.

Thái độ và ý thức xã hội (Attitude and awareness)

Có tinh thần trách nhiệm với công việc của bản thân và tập thể; ý thức trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội; có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần cống hiến; ý thức học tập suốt đời.

10. Điều kiện tốt nghiệp (Progression points)

Sinh viên tốt nghiệp đại học Chương trình tiêu chuẩn Ngành Tài chính – Ngân hàng phải đạt đủ chuẩn đầu ra mà Nhà Trường đã công bố về kiến thức chung, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ, ý thức xã hội. Sinh viên phải hoàn thành số môn học để đáp ứng tiêu chí chuẩn đầu ra từ mức 5 điểm trở lên và phải đạt đủ số tín chỉ của chương trình (134 tín chỉ); đạt chứng chỉ ngoại ngữ IELTS 5.0 hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đươngtrong thời gian còn hiệu lực; đạt chứng chỉ tin học MOS quốc tế theo quy định hiện hành của TDTU; đạt điểm đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa toàn khóa học khi xét tốt nghiệp theo quy định và được ghi nhận vào Bảng điểm kết quả học tập khi người học tốt nghiệp ra Trường.

11. Cơ hội nghề nghiệp (Job opportunities)

Tốt nghiệp Cử nhân Tài chính – Ngân hàng TDTU có thể đảm nhận tốt các vị trí công việc trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và các lĩnh vực liên quan như:

- Trở thành giao dịch viên ngân hàng; nhân viên ngân quỹ tại các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng hợp tác xã, ngân hàng chính sách...(gọi chung là các ngân hàng, tổ chức tín dụng);

- Đảm nhiệm vị trí chuyên viên khách hàng, chuyên viên tín dụng, chuyên viên quản lý rủi ro, chuyên viên dịch vụ khách hàng, chuyên viên thẩm định tín dụng, kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế…tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng;

- Là chuyên viên kinh doanh, môi giới, phân tích đầu tư, phân tích tài chính…tại các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty kế toán – kiểm toán và các định chế tài chính khác;

- Làm chuyên viên tài chính, quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế - xã hội; chuyên viên tài chính – kế toán tại các cơ quan đơn vị hành chính – sự nghiệp như Bộ Tài chính, cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Cục tài chính doanh nghiệp, Cục Dự trữ, Quản lý Giá, Sở Tài chính – vật giá tỉnh thành phố, Phòng tài chính quận, huyện, thị xã, phường, xã;

- Làm biên tập viên kinh tế - tài chính tại các cơ quan thông tấn, báo chí, công ty truyền thông;

- Làm chuyên viên phân tích, đầu tư tài chính cá nhân;

- Làm nghiên cứu viên tại các viện, trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước…

12. Những điểm đặc biệt của chương trình (Special features)

- Chương trình được thiết kế dựa trên tham khảo chương trình của University of Texas at Austin.

- Chương trình giảng dạy có sự tham gia của giáo sư, chuyên gia nước ngoài.

- Tỷ lệ các học phần được giảng dạy bằng tiếng Anh: ≥ 20% các môn khối kiến thức cơ sở ngành; ≥ 50% các môn học khối kiến thức chuyên ngành.

- Học phần nghề nghiệp: chương trình có ≥ 05 học phần nghề nghiệp được tổ chức tại các doanh nghiệp.

- Tiếp cận các môn học liên quan đến nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kinh tế tài chính.

- Được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại phòng Phòng mô phỏng nghiệp vụ Ngân hàng thương mại và Công ty chứng khoán.

- Sinh viên được tham gia nhiều cuộc thi về học thuật nhằm nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

tcnh-y5v8x5.png

1. TỔNG QUAN:

- Giới thiệu sơ lược về chương trình:

Đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng, chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo chương trình đào tạo của Đại học Texas, Mỹ – xếp hạng thứ 36 trong Top 100 các trường tốt nhất thế giới về chuyên ngành Tài chính. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc của chuyên viên phân tích tài chính, phân tích và lập dự án đầu tư, tư vấn, thẩm định giá, tác nghiệp, quản trị tại ngân hàng, quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ vốn, môi giới, tư vấn đầu tư tài chính tại công ty chứng khoán, công ty tài chính, bảo hiểm, cơ quan thuế. Các bậc, hệ đào tạo đang triển khai: Thạc sỹ Tài chính ngân hàng; Đại học hệ chính qui, chất lượng cao và liên kết quốc tế.

- Triển vọng nghề nghiệp:

Các vị trí người học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận trong và ngoài nước:
•    Chuyên viên quan hệ khách hàng;
•    Chuyên viên đầu tư Tài chính;
•    Chuyên viên tài chính tại doanh nghiệp;
•    Chuyên viên tại các quỹ tín dụng; quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, quỹ bảo hiểm, công ty bảo hiểm và các định chế tài chính khác;
•    Chuyên viên tư vấn Tài chính;
•    Chuyên viên phân tích tài chính;
•    Biên tập viên chuyên mục Kinh tế tài chính tại các cơ quan, công ty truyền thông.
•    Chuyên viên tài chính tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp (Cục Thuế, Bộ Tài chính, Trường, Viện …)

Thế mạnh vượt trội:

•    Đào tạo thực tế tại doanh nghiệp.
•    Hỗ trợ việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
•    Phần lớn các môn học được giảng dạy bằng tiếng Anh.
•    Sinh viên có nhiều cơ hội ra nước ngoài thực tập, tham quan, kiến tập, giao lưu văn hóa…
 

2. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Chuẩn đầu ra (CĐR) là khởi điểm của quy trình thiết kế chương trình đào tạo và được xây dựng theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, phản ánh tầm nhìn, sứ mạng của trường, khoa và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nhu cầu của các bên liên quan.
Chuẩn đầu ra sẽ được cụ thể hóa theo nguyên tắc “tương thích có định hướng” vào các môn học từng bước giúp người học đạt được những trình độ & năng lực chuyên môn về kiến thức, kỹ năng, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Nội dung chương trình còn tăng cường hoạt động học nhóm, rèn luyện thói quen chủ động học tập, tư duy sáng tạo cho người học để luôn chủ động và sẵn sàng cho những cơ hội phát triển.
Chuẩn đầu ra được Trường cam kết với người học, xã hội và công bố công khai trên Website (lần thay đổi, cập nhật: 2015, 2017, 2019, 2021, 2022)

>> CĐR 2022.

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:

Chương trình đào tạo là khung hệ thống kiến thức lý thuyết và thực hành được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập; để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, đạt được năng lực cần thiết theo chuẩn đầu ra đã công bố tương ứng với trình độ đại học. Chương trình đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng được xây dựng theo hướng tương thích với chương trình của TOP 100 đại học tốt nhất Thế giới đánh giá theo Bảng xếp hạng của QS và THE nhưng có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam và mục tiêu đào tạo của Đại học Tôn Đức Thắng.
Định kỳ, nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá chương trình đào tạo nhằm đảm bảo người học đáp ứng các yêu cầu của xã hội về chuyên môn sau khi ra trường cũng như cập nhật những thay đổi về công nghệ, phương thức kinh doanh mới.... Quá trình này có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trọng yếu bao gồm: nhà khoa học, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, sinh viên, và giảng viên. Chương trình TOP 100 được nhà trường đưa vào giảng dạy từ năm 2015 nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng thị trường lao động và xu hướng hội nhập toàn cầu; giúp người học năng động, tự học nhiều hơn; tiệm cận với mặt bằng đào tạo mới nhất trên thế giới.
Chương trình đào tạo được công bố cho người học qua cổng thông tin sinh viên và công khai trên website (lần thay đổi, cập nhật: 2015, 2017, 2019, 2021, 2022)

>> Chương trình đào