Sau đại học - Chuyên ngành quản trị tài chính
1. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo trình độ Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị tài chính giúp cho học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành kinh doanh và quản lý, kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực quản trị tài chính và vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn xây dựng chiến lược kinh doanh, quản lý tài chính, kế toán, thuế, kiểm toán tại các doanh nghiệp, tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm, các công ty đầu tư, dịch vụ tài chính và các tổ chức phi lợi nhuận...; có khả năng làm việc độc lập, tư duy mang tính chiến lược và sáng tạo. Đồng thời, chương trình trang bị cho học viên khả năng nghiên cứu để có thể đảm nhiệm vị trí giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, có khả năng tiếp tục học bậc tiến sĩ và nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực Quản trị tài chính.
2. Phương thức tuyển sinh và đối tượng dự tuyển
2.1 Phương thức tuyển sinh: xét tuyển và thi tuyển
2.1.1 Xét tuyển:
- Thí sinh là người nước ngoài có bằng tốt nghiệp đại học;
- Thí sinh Việt Nam có bằng tốt nghiệp đại học chính qui tập trung do ĐHTĐT cấp trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét tuyển;
- Thí sinh Việt Nam có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi, loại hình đào tạo chính qui tập trung do các trường đại học công lập khác cấp trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét tuyển;
- Các thí sinh thuộc các diện trên phải có trình độ tiếng Anh TOEIC 500 điểm (hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương) trở lên, còn trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển.
2.1.2 Thi tuyển:
- Các đối tượng không thuộc diện xét tuyển.
- Các môn thi tuyển:
o Cơ bản: Toán cao cấp + Xác suất thống kê
o Cơ sở: Tiền tệ và thị trường tài chính
o Ngoại ngữ: tiếng Anh
- Hình thức thi tuyển sinh:
Môn cơ bản và môn cơ sở: hình thức thi tự luận, thời gian làm bài 180 phút.
Môn ngoại ngữ: môn tiếng Anh thi 3 kỹ năng nghe – đọc – viết, hình thức thi trắc nghiệm và tự luận, thời gian làm bài 120 phút và kỹ năng nói.
2.2 Đối tượng dự tuyển:
Căn cứ theo Qui chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ (Quyết định 2257/2017/QĐ-TĐT ngày 01/12/2017 của Hiệu trưởng Trường đại học Tôn Đức Thắng), người dự tuyển phải đáp ứng đúng các quy định sau đây:
Nhóm 1: các đối tượng thuộc ngành đúng, có bằng tốt nghiệp đại học các ngành:
Tài chính - Ngân hàng, Ngân hàng, Tài chính, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Phân tích và Đầu tư Tài chính, Đầu tư, Đầu tư quốc tế, Đầu tư chứng khoán, Bảo hiểm, Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm...),
Hoặc các ngành/chuyên ngành không có tên nêu trên nhưng có chương trình đào tạo khác với chương trình đào tạo đại học ngành Tài chính ngân hàng của Trường đại học Tôn Đức Thắng dưới 10% tổng số tiết hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.
Nhóm 2: các đối tượng thuộc ngành gần, có bằng tốt nghiệp đại học các ngành:
Kinh tế học, Kinh tế Đối ngoại, Kinh doanh, Kế toán - Kiểm toán, Quản trị-Quản lý, Kinh doanh và Quản lý...,
Hoặc các ngành/chuyên ngành không có tên nêu trên nhưng có chương trình đào tạo khác với chương trình đào tạo đại học ngành Tài chính ngân hàng của Trường đại học Tôn Đức Thắng từ 10 - 40% tổng số tiết hoặc đơn vị học trình hoặc tín chỉ của khối kiến thức ngành.
Các đối tượng thuộc nhóm này phải học bổ sung kiến thức (hoặc có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng) trước khi dự thi tuyển sinh bậc Thạc sĩ Ngành Tài chính – Ngân hàng và phải đạt điểm từ 5,0/10 trở lên ở kỳ thi cuối khóa những môn học sau đây (các môn đã có trong bảng điểm đại học không phải học bổ sung):
Tiền tệ và thị trường tài chính: 2 tín chỉ (30 tiết)
Tài chính doanh nghiệp: 2 tín chỉ (30 tiết)
Nhóm 3: các đối tượng thuộc ngành khác, có bằng tốt nghiệp đại học các ngành:
Ngôn ngữ (kinh tế và thương mại), Khoa học chính trị; Xã hội học và nhân văn; Tâm lý học; Luật (luật kinh tế…); Khoa học giáo dục (quản lý giáo dục…); quản lý văn hóa; quản lý thể dục, thể thao…; Quản lý công nghiệp; Quản lý xây dựng; Kỹ thuật công trình; Quản lý bệnh viện; Máy tính và công nghệ thông tin, Khoa học tính toán, Sản xuất và chế biến, Công nghệ kỹ thuật, Toán và thống kê, Khoa học tự nhiên, Kiến trúc và Xây dựng, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Môi trường và Bảo vệ môi trường, Môi trường và bảo hộ lao động, Khoa học máy tính, Điện điện tử,...
Các đối tượng thuộc nhóm này phải học bổ sung kiến thức (hoặc có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng) trước khi dự thi tuyển sinh bậc Thạc sĩ Ngành Tài chính – Ngân hàng và phải đạt điểm từ 5,0/10 trở lên ở kỳ thi cuối khóa những môn học sau đây (các môn đã có trong bảng điểm đại học không phải học bổ sung):
Tiền tệ và thị trường tài chính: 2 tín chỉ (30 tiết)
Tài chính doanh nghiệp: 2 tín chỉ (30 tiết)
Nguyên lý kế toán: 2 tín chỉ (30 tiết)
Ngân hàng thương mại: 2 tín chỉ (30 tiết)
Kinh tế vi mô: 2 tín chỉ (30 tiết)
Kinh tế vĩ mô: 2 tín chỉ (30 tiết)
3. Chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ chuyên ngành Tài chính Ngân hàng. Xem chi tiết tại đây.
4. Chuẩn đầu ra
Xem chi tiết tại đây.
5. Học bổng sau đại học (áp dụng từ đợt tuyển sinh tháng 12 năm 2017)
Xem chi tiết tại đây.